Mới đây, tin tức một bé trai 10 tuổi ở Quảng Trị tử vong sau khi ăn cua đá luộc khiến nhiều người quan tâm. Liệu nguyên nhân có phải do cua đá có độc?
Cua đá là loài cua trên cạn, bây giờ khá hiếm và thịt cua cũng ngon như cua đồng. |
Cua đá được các ngư dân địa phương ở Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) bày bán ngay tại nhiều bến cầu cảng của bãi làng.
Theo thông tin trên báo Dân trí, cua đá có thịt béo ngậy và đầy gạch, càng cua rất to. Khác với cua biển và ghẹ, cua đá chắc gạch 100%. Cua đá có tên như vậy vì nó sống trên các hang đá trên núi.
Theo người dân ở đây, cua đá rửa sạch rồi để nguyên con chế biến, ăn sẽ ngon hơn. Chế biến cua đá đơn giản nhất là nướng và hấp bia hoặc phức tạp hơn có thể xào me, cháy tỏi. Cua hấp sả cũng là một món ngon tuyệt.
Có thể nói, cua đá đã trở thành một món ngon dân dã, một "đặc sản" của vùng Cù Lao Chàm.
Nguy cơ tử vong vì ăn cua đá?
Mới đây, tin tức một bé trai 10 tuổi ở Quảng Trị tử vong sau khi ăn cua đá luộc khiến nhiều người quan tâm.
Bà ngoại của cháu bé chia sẻ rằng, sau khi được một người bà con tặng 3 con cua đá mang về từ đảo Cồn Cỏ, bà đã luộc cho hai cháu ăn. Tuy nhiên, chỉ 15 phút sau khi ăn, cháu trai 10 tuổi của bà bị nôn ói và tử vong, còn bé trai 8 tuổi cũng có dấu hiệu ngộ độc tương tự và được đưa đến bệnh viện tỉnh cấp cứu.
May mắn, sau khi được súc rửa ruột kịp thời, sức khỏe của cháu bé đã dần ổn định. Câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn rằng, lliệu nguyên nhân khiến cháu bé tử vong là do ăn cua đá?
Cua đá được xem là một đặc sản của Cù Lao Chàm, Quảng Nam |
Về vấn đề này, ông Phùng Xuân Nghĩa, Trưởng Công an xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cho biết, đây là loài cua hiếm gặp. Người dân tại địa phương đã từng ăn loại cua này nhưng không có vấn đề gì. “Có thể, con cua mà cháu bé ăn phải đã bị nhiễm loại độc tố nào đó”, ông Nghĩa nhận định.
Trước đó, theo báo Công An Nhân dân, hồi năm 2012, các bác sỹ Bệnh viện Phổi Trung ương đã tiếp nhận điều trị cho trường hợp bệnh nhận Ma Văn Thành (15 tuổi, trú tại thôn Bản Ban, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang). Cụ thể, sau một lần ăn cua đá nướng, Thành thấy nghẹn ở cổ như có đờm, khạc ra có dịch nhầy hồng, người gầy và hay sốt.
Sau đó, gia đình đã đưa Thành vào Bệnh viện huyện, rồi lên Bệnh viện tỉnh Tuyên Quang điều trị. Sau hai tuần, Thành được giới thiệu tới Bệnh viện Phổi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ xác định trong phổi của Thành có một số con sán (loại sán lá phổi). Nguyên nhân do Thành ăn cua đá nướng bị nhiễm sán lá phổi.
Trước những nguy cơ ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần hết sức lưu ý trong việc lựa chọn cũng như chế biến thực phẩm để đảm bảo an toàn, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
0 nhận xét :
Post a Comment