Được coi là một trong những đặc sản rừng ngập mặn, cua biển ở khu vực rừng Cần Giờ (TP.HCM) được nhiều người ưa chuộng bởi thịt chắc, thơm ngon. Thế nhưng, để bắt được những con cua ở đây lại là một vấn đề rất khó khăn bởi chúng đang dần cạn kiệt về số lượng.
Mùa săn cua
Chia sẻ với chúng tôi, anh Thành 41 tuổi, ngụ ở xã An Thới Đông (Cần Giờ), một người đã nhiều năm làm nghề săn cua biển cho biết, hiện nay hầu hết cua biển ở khu vực này đang bước vào mùa sinh sản nên cũng có thể coi là mùa săn cua. Hàng ngày hai vợ chồng anh lặn lội hàng chục cây số dưới tán rừng từ trưa cho tới chiều, len lỏi qua những kênh rạch để đặt bẫy cua. Những chiếc bẫy chuyên được sử dụng để săn cua đều được đan bằng dây nhựa, có khung bằng thép bên ngoài để tạo khoảng trống. Bẫy cua không cần mồi, chỉ cần đặt bẫy ở đúng đoạn đường di chuyển của chúng, hoặc nếu tìm được hang là có thể bắt được.
Chỉ tay ra khúc sông đang lúc triều xuống, anh Thành nói: "Do cua thường bò từ dưới lòng sông lên những gốc cây, thân cây trong rừng để tìm mồi nên bẫy cua phải đặt chắn ngang, tức là men theo bờ dòng sông này. Nhiều lúc, phải đặt bẫy của một đoạn dài nửa cây số men dòng sông chứ không ít”.
Chỉ tay ra khúc sông đang lúc triều xuống, anh Thành nói: "Do cua thường bò từ dưới lòng sông lên những gốc cây, thân cây trong rừng để tìm mồi nên bẫy cua phải đặt chắn ngang, tức là men theo bờ dòng sông này. Nhiều lúc, phải đặt bẫy của một đoạn dài nửa cây số men dòng sông chứ không ít”.
Thế nhưng, nghề bẫy cua không chỉ đơn giản là việc đặt bẫy rồi sáng hôm sau giong ghe đi gỡ cua mà hầu như cả đêm phải trông chừng, nhất là những mùa nước dữ, bẫy rất dễ bị cuốn đi. Mặc dù vất vả vậy nhưng cũng như nhiều nghề đi săn khác, thành quả của những ngư dân này cũng rất bấp bênh, lúc nhiều lúc ít. Chị Tâm- vợ anh Thành chia sẻ, có buổi gỡ được 2-3 kg nhưng cũng có hôm gỡ được 5-6 kg. Còn về giá cả thì cũng bấp bênh lắm. Có lúc thấp chỉ chừng 60-70 ngàn đồng/kg nhưng nhiều khi cao lên đến cả 100-120 ngàn/kg. Thời điểm này nhu cầu tăng mà nếu có cua chất lượng, trứng nhiều thì giá lên đến 150 ngàn đồng/kg. Vậy nhưng, không phải tất cả những con cua gỡ được đều bán hết cho thương lái bởi nhiều con mắc lưới rồi rụng chân, rụng càng hay chết, giá rất thấp hoặc chỉ có thể đem về ăn. Nhìn chung, mỗi ngày đi săn cua hai vợ chồng chị cũng chỉ kiếm được chừng 200-250 ngàn đồng, sau khi trừ chi phí ăn uống, xăng dầu chạy ghe.
Phận người nơi cửa biển
Với diện tích rộng hàng chục ngàn héc-ta trải dài trên địa bàn của Đồng Nai và TP.HCM, khu vực rừng ngập mặn nơi đây có rất nhiều con sông lớn nối liền với biển như sông Soài Rạp, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ, sông Ba Lòng, sông Đồng Nai… nên có nguồn thủy hải sản cực kỳ dồi dào và phong phú với hàng trăm loài khác nhau. Ngoài thủy sản dưới lòng sông, nhiều loài giáp xác bán ngập cũng cư trú, sinh sản và đó chính là sinh kế cho hàng trăm những người dân nghèo trong vùng.
Ông Vinh, 66 tuổi, người sinh sống nhiều năm ở cửa biển Soài Rạp cho biết, mặc dù cua mùa sinh sản đang nhiều, lại thường chỉ di chuyển từ biển vào các cửa sông rồi lại từ đó tìm tới những khu vực bùn lầy, đất ẩm ướt trong rừng để cư trú nhưng lại không dễ để bắt được chúng. Cái khó khăn ở đây là cua không di chuyển theo đàn mà đi riêng lẻ, nên phải những ai gắn bó lâu năm, hiểu được vùng nước ở đây mới săn được. "Trước kia, có đêm một mình tôi săn được cả vài chục con mà cua lại lớn, có con tới gần một ký còn bây giờ cua ít mà lại nhỏ hơn. Cả năm rồi tôi chưa bẫy được con nào tới nửa ký cả”, ông Vinh nói.
Nhìn ra khu cửa biển rộng mênh mông, người ngư dân già sạm nắng gió vừa trầm ngâm cho biết hiện nay ở khu vực này cũng chịu tác động rất lớn của nạn ô nhiễm môi trường. Tất nhiên nó không báo động như ở khu vực thượng nguồn nhưng nước thải ở sông Đồng Nai và sông Sài Gòn cũng làm thay đổi nguồn nước ở đây ít nhiều, khiến nhiều loài thủy sản ở phía biển như cua giảm đi đáng kể. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hàng chục người làm nghề săn cua biển trong rừng ngập mặn khiến sinh kế của họ ngày càng bấp bênh hơn bao giờ hết.
Theo người dân địa phương, nếu như trước kia, chỉ cần đi dọc cửa biển Soài Rạp vào tới ngã ba sông Lòng Tàu là kiếm được vài ký cua thì giờ, có khi chạy ghe tới tận sông Lý Nhơn mà cũng không chắc có đặt được con nào hay không. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài việc săn cua thịt để bán, thường sau Tết cổ truyền những thợ săn ở khu vực rừng ngập mặn này bắt đầu đi săn cua giống để bán lại cho những người nuôi cua bên huyện Nhà Bè, bởi đấy là thời điểm cua sinh sản rộ. Việc săn cua non tuy đơn giản hơn nhưng lại khó bán, phải có sự liên hệ trước cũng như bảo quản cua tốt để chúng có thể tiếp tục sinh trưởng ở môi trường mới. Thời điểm săn cua non cũng được coi là lúc kết thúc mùa săn cua biển của ngư dân Cần Giờ trước khi tới mùa cuối năm sau, như thời điểm hiện nay vậy.
Ông Vinh, 66 tuổi, người sinh sống nhiều năm ở cửa biển Soài Rạp cho biết, mặc dù cua mùa sinh sản đang nhiều, lại thường chỉ di chuyển từ biển vào các cửa sông rồi lại từ đó tìm tới những khu vực bùn lầy, đất ẩm ướt trong rừng để cư trú nhưng lại không dễ để bắt được chúng. Cái khó khăn ở đây là cua không di chuyển theo đàn mà đi riêng lẻ, nên phải những ai gắn bó lâu năm, hiểu được vùng nước ở đây mới săn được. "Trước kia, có đêm một mình tôi săn được cả vài chục con mà cua lại lớn, có con tới gần một ký còn bây giờ cua ít mà lại nhỏ hơn. Cả năm rồi tôi chưa bẫy được con nào tới nửa ký cả”, ông Vinh nói.
Nhìn ra khu cửa biển rộng mênh mông, người ngư dân già sạm nắng gió vừa trầm ngâm cho biết hiện nay ở khu vực này cũng chịu tác động rất lớn của nạn ô nhiễm môi trường. Tất nhiên nó không báo động như ở khu vực thượng nguồn nhưng nước thải ở sông Đồng Nai và sông Sài Gòn cũng làm thay đổi nguồn nước ở đây ít nhiều, khiến nhiều loài thủy sản ở phía biển như cua giảm đi đáng kể. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hàng chục người làm nghề săn cua biển trong rừng ngập mặn khiến sinh kế của họ ngày càng bấp bênh hơn bao giờ hết.
Theo người dân địa phương, nếu như trước kia, chỉ cần đi dọc cửa biển Soài Rạp vào tới ngã ba sông Lòng Tàu là kiếm được vài ký cua thì giờ, có khi chạy ghe tới tận sông Lý Nhơn mà cũng không chắc có đặt được con nào hay không. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài việc săn cua thịt để bán, thường sau Tết cổ truyền những thợ săn ở khu vực rừng ngập mặn này bắt đầu đi săn cua giống để bán lại cho những người nuôi cua bên huyện Nhà Bè, bởi đấy là thời điểm cua sinh sản rộ. Việc săn cua non tuy đơn giản hơn nhưng lại khó bán, phải có sự liên hệ trước cũng như bảo quản cua tốt để chúng có thể tiếp tục sinh trưởng ở môi trường mới. Thời điểm săn cua non cũng được coi là lúc kết thúc mùa săn cua biển của ngư dân Cần Giờ trước khi tới mùa cuối năm sau, như thời điểm hiện nay vậy.
0 nhận xét :
Post a Comment