Cô Tô (Quảng Ninh) được coi là một trong những “vựa sứa” của cả nước. Mùa sứa chỉ kéo dài từ tháng Giêng đến khoảng tháng 4 Âm lịch, nhưng lại là mùa “trúng đậm” của ngư dân.
Nghề khai thác và chế biến sứa biển ở vùng biển Cô Tô (Quảng Ninh) được ví là nghề “vớt vàng trắng” bởi nguồn thu “khủng” do sứa mang lại.
Vào vụ có tới 400-500 tàu thuyền của cả ngư dân Quảng Ninh lẫn ngư dân Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An,... tập trung ở vùng biển Cô Tô để khai thác sứa. Các tàu vớt sứa tương đối nhỏ, trang bị bóng đèn công suất lớn khoảng 1.000W
Nghề vớt sứa chỉ cần rải lưới hoặc dùng vợt dài để vớt những con sứa trôi trên mặt biển nhưng lại đòi hỏi sức khỏe dẻo dai. Trung bình mỗi thuyền có thể vớt được 800 - 1.000 con sứa trong những ngày trời mù biển lặng. Sứa biển tích nước trong thân nên rất nặng, trung bình từ 15 – 20 kg, có con nặng tới 50 – 60kg
Tùy kích cỡ của sứa mà ngư dân bán lại cho các xưởng chế biến với giá từ 10.000 - 40.000 đồng. Nếu “trúng đậm”, có thuyền có thể thu hàng chục triệu mỗi ngày.
Tuy vậy, sứa chỉ trở thành “vàng” khi qua các xưởng chế biến. Sứa được phân loại, chọn lấy chân, đầu, đưa vào quay ly tâm từ 5 -20 tiếng để sạch hết nhớt. Sứa vớt lên ngâm trong các bể muối có độ mặn 25% từ vài ngày tới cả tháng.
Sứa đạt chất lượng cao phải sạch, trắng và cứng, giòn, không còn nước. Hiện nay công nghệ chế biến sứa ở Cô Tô đều do các chuyên gia nước ngoài thực hiện.
Sứa thành phẩm được đóng trong các thùng gỗ từ 9-12kg và chủ yếu được xuất sang nhiều nước. Trong khi sứa trắng chỉ có giá trên 1 triệu đồng/thùng thì sứa đỏ có thể lên tới chục triệu đồng/thùng.
Theo thống kê của UBND huyện Cô Tô, từ đầu mùa 2017 đến nay huyện đã xuất hơn 200.000 thùng sứa, doanh thu trên 66 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo nhiều chủ xưởng, thị trường nước bạn rất bấp bênh về giá cả
Nghề khai thác và chế biến sứa biển ở vùng biển Cô Tô (Quảng Ninh) được ví là nghề “vớt vàng trắng” bởi nguồn thu “khủng” do sứa mang lại.
Vào vụ có tới 400-500 tàu thuyền của cả ngư dân Quảng Ninh lẫn ngư dân Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An,... tập trung ở vùng biển Cô Tô để khai thác sứa. Các tàu vớt sứa tương đối nhỏ, trang bị bóng đèn công suất lớn khoảng 1.000W
Nghề vớt sứa chỉ cần rải lưới hoặc dùng vợt dài để vớt những con sứa trôi trên mặt biển nhưng lại đòi hỏi sức khỏe dẻo dai. Trung bình mỗi thuyền có thể vớt được 800 - 1.000 con sứa trong những ngày trời mù biển lặng. Sứa biển tích nước trong thân nên rất nặng, trung bình từ 15 – 20 kg, có con nặng tới 50 – 60kg
Tùy kích cỡ của sứa mà ngư dân bán lại cho các xưởng chế biến với giá từ 10.000 - 40.000 đồng. Nếu “trúng đậm”, có thuyền có thể thu hàng chục triệu mỗi ngày.
Tuy vậy, sứa chỉ trở thành “vàng” khi qua các xưởng chế biến. Sứa được phân loại, chọn lấy chân, đầu, đưa vào quay ly tâm từ 5 -20 tiếng để sạch hết nhớt. Sứa vớt lên ngâm trong các bể muối có độ mặn 25% từ vài ngày tới cả tháng.
Sứa đạt chất lượng cao phải sạch, trắng và cứng, giòn, không còn nước. Hiện nay công nghệ chế biến sứa ở Cô Tô đều do các chuyên gia nước ngoài thực hiện.
Sứa thành phẩm được đóng trong các thùng gỗ từ 9-12kg và chủ yếu được xuất sang nhiều nước. Trong khi sứa trắng chỉ có giá trên 1 triệu đồng/thùng thì sứa đỏ có thể lên tới chục triệu đồng/thùng.
Theo thống kê của UBND huyện Cô Tô, từ đầu mùa 2017 đến nay huyện đã xuất hơn 200.000 thùng sứa, doanh thu trên 66 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo nhiều chủ xưởng, thị trường nước bạn rất bấp bênh về giá cả
Sứa biển còn gọi là hải triết, thạch kính, thủy mẫu... Bộ phận dùng làm thuốc là cả con sứa (hải triết) hoặc da (hải triết bì). Trong sứa biển có nhiều protein, ít lipid, các chất khoáng P, Ca, Fe và các sinh tố B1, B2, Na; choline, chứa nhiều iod. Theo Đông y, sứa vị mặn, tính bình, vào phế can thận. Lớp vỏ ngoài của hải triết gọi là hải triết bì vị mặn, tính bình có tác dụng thanh nhiệt hóa đàm tiêu tích, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp ho suyễn nhiều đờm (hen suyễn, viêm khí phế quản, viêm họng) táo bón đầy bụng, phù nề, viêm sưng hạch. Liều dùng, cách dùng: 50-100 g; nấu hầm, trộn ướp. (Theo SKĐS)
0 nhận xét :
Post a Comment