Nguy cơ tử vong khi ăn Cua mặt quỷ

Mới đây, tin tức 3 công nhân (quê Nghệ An) phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn phải cua mặt quỷ đã nhận được sự quan tâm của dư luận.

Cua mặt quỷ
Loài cua mặt quỷ rất dễ nhầm lẫn đã làm chết nhiều người mê hải sản.
Theo đó, vào tối 7/5, 3 người bắt được 10 con cua to gần bằng bàn tay, có lông xù xì ở dọc bờ biển Lý Sơn (Quảng Ngãi) liền mang về ăn, mà không biết rằng, loài này vốn là cua độc mặt quỷ.

Sau khi ăn, họ có triệu chứng tê cứng chân, tay, khó thở và nhanh chóng được đưa đi cấp cứu. May mắn, nhờ được cứu chữa kịp thời nên chiều 8/5, sức khỏe của 3 công nhân đã dần hồi phục.

“Quái vật” có khả năng “tàng hình”

Đúng như tên gọi của nó, cua mặt quỷ có bộ mặt đáng sợ, với ngoại hình trông giống như “Predator” - một con quái vật tạo hình đáng sợ trong bộ phim khoa học viễn tưởng cùng tên được sản xuất năm 1987.
Cua mặt quỷ
Cua mặt quỷ là một loài cua biển có tên khoa học Zosimus aeneus
Cua mặt quỷ là một loài cua biển. Cua mặt quỷ còn có tên khoa học Zosimus aeneus. Cua mặt quỷ sống có màu xanh da trời pha xanh lá cây với những nốt màu trắng, nâu và vàng. Phần chân và càng cua này có màu nâu đen.

Cua mặt quỷ có khả năng ngụy trang như một con thú, có thể làm cho mình vô hình trong khi bơi dưới đáy biển và giấu cơ thể bằng cách tạo ra những bọt biển xung quanh vỏ.

Màu sắc nhìn thấy từ con cua này chỉ là màu hồng của những “móng vuốt”.

Nguy cơ tử vong khi ăn cua mặt quỷ

Các chuyên gia thủy sản cho biết, tại Việt Nam, cua mặt quỷ sinh sống ở các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu.

Cua mặt quỷ chứa độc tố saxitonin trong thịt và trứng, nhiều nhất là trong càng và chân cua. Một người chỉ ăn phải 0,5 g thịt cua mặt quỷ cũng có thể tử vong.

Do vậy, người dân cần phân biệt được đâu là loài cua có độc tố để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Ăn cua mặt quỷ, ba công nhân Nghệ An phải nhập viện



    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Post a Comment