Hải sản khô bị tẩm hóa chất

Nếu không cẩn thận, người tiêu dùng dễ mua nhầm mực, tôm, cá khô đã bị tẩm hóa chất.

Những ngày cuối năm, các mặt hàng thủy hải sản khô được nhiều người mua để sử dụng hoặc làm quà biếu. Đây cũng là lúc những vựa chế biến đồ khô lén lút “lên đời” sản phẩm bằng cách tẩm ướp hóa chất để có được những món đặc sản bắt mắt.
Khô hải sản được bảo quản bằng thuốc diệt kiến
Kinh sợ cá, mực khô được bảo quản bằng thuốc diệt kiến.

Khô cá tra thành cá dứa

Tại một vài quầy bán đồ khô ở TP. HCM gần đây xuất hiện cá dứa khô có giá bán rất mềm, được người bán chào mời hết sức đon đả. Bà Thanh, tiểu thương chuyên bán khô ở chợ Hòa Bình (quận 5, TP HCM), giới thiệu cá dứa khô ở sạp của bà có thịt trắng, ướp nhạt, đặc biệt ít mỡ nên ăn rất ngon. Khô loại thường có giá dưới 100.000 đồng/kg, còn loại xịn khoảng 390.000 đồng/kg.
Tại chợ đầu mối Bình Điền (quận 8, TP. HCM), bà Bảy, tiểu thương bán đồ thủy sản khô, cho biết hiện nay do cá tra khô không còn hấp dẫn người dùng, trong khi mặt hàng này lại khá dồi dào. Để bán được hàng, một vài tiểu thương và người chế biến tìm cách thay tên đổi họ từ cá tra khô thành cá dứa khô.
Cách phân biệt khô cá dứa thật và giả
Khô cá dứa giả xương sống sẽ có khe hở to giữa các đốt, đốt gai cũng to hơn so với cá tra
Theo đó, cơ sở chế biến lựa những con cá tra nhỏ, ít mỡ, rồi dùng hóa chất tẩy trắng có tên clorin tẩy hết màu mỡ vàng vốn có của cá tra thành màu trắng phau của cá dứa. “Chất này nghe nói độc hại nhưng độc đến mức nào thì ngay chính những người bán như tôi cũng không lường hết được. Tuy nhiên, do nói cá dứa mà nhiều người tìm mua hơn, giá bán cũng cao hơn cá tra khô từ 15% - 20%” - bà Bảy xác nhận.

Bảo quản bằng… thuốc diệt kiến?

Gia đình chị Thanh (ngụ quận 8, TP HCM) vốn rất thích các món ăn chế biến từ thủy hải sản khô. Mỗi lần đi chợ, chị đều mua về cả cân mực khô, tôm khô để dành ăn dần. Tuy nhiên, mớ khô chị mua về hồi tuần trước đến nay đã đổ nhớt và nổi mốc xanh trong khi ở sạp người bán trữ rất nhiều nhưng vẫn nguyên màu tươi rói. Qua tìm hiểu từ một số tiểu thương ở chợ Phạm Thế Hiển (quận 8), chị Thanh tá hỏa khi biết người bán đã xịt thuốc diệt kiến hằng ngày để các loại cá khô, mực khô không bị ẩm mốc.

Ông V.B.Đ, thương lái ở Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) chuyên bỏ mối hàng khô cho các chợ lớn ở TP. HCM, tiết lộ những người chuyên gia công chế biến đồ khô thường ít ăn sản phẩm do mình làm ra vì sợ bị bệnh. Theo ông Đ., nếu muốn ăn đồ khô hoặc làm quà biếu cho người thân, họ sẽ làm riêng theo cách truyền thống, tuyệt đối không dùng hóa chất tẩm ướp hay xịt thuốc diệt kiến. “Do tẩm ướp theo cách thông thường nên các sản phẩm này để được khoảng 2 tuần là sẽ đổ nhớt, không có cách gì giữ cho chúng “đẹp” như mới được” - ông Đ. không ngần ngại chia sẻ.

Khi đặt vấn đề các cơ sở sản xuất thường tẩm chất lạ để bảo quản hàng được lâu? Bà S., tiểu thương bán hàng khô ở chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình, TP HCM), dè dặt cho biết “cái đó người bán không thể kiểm soát được”. Tuy nhiên, bà S. thừa nhận vẫn có tiểu thương hằng ngày phải dùng khăn lau lên mình cá, sau đó xịt thuốc chống kiến, ruồi. “Nhờ vậy mà đồ khô của tiểu thương bán để từ ngày này qua ngày khác không sao, còn người tiêu dùng mua về trữ trong nhà thường bị đổ nhớt hoặc nổi mốc” - bà S. giải thích.

Tìm hiểu cách phân biệt khô cá dứa thật và khô cá dứa giả


    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Post a Comment